Hiện nay, nhu cầu sử dụng các loại gỗ phục vụ cho các ngành công nghiệp là rất lớn. Trước khi gỗ được sử dụng để chế tạo thành phẩm đưa vào sử dụng thì cần được sấy khô. Lò sấy gỗ, hệ thống sấy gỗ là một dây chuyền chuyên dùng để sấy gỗ, bao gồm máy sấy, phụ kiện sấy và một số thiết bị khác. Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng hệ thống gỗ như một dây chuyền quan trọng, hỗ trợ đắc lực trong quá trình bảo quản lâm sản để phục vụ cho một số mục đích công nghiệp hoặc cung cấp cho những cơ sở khác. Dưới đây là thông tin chi tiết về 5 phương pháp sấy gỗ phổ biến trên thị trường.

lò sấy gỗ

Những phương pháp sấy gỗ phổ biến hiện nay

Có rất nhiều phương pháp để sấy khô gỗ nhưng không phải phương pháp nào cũng hoàn hảo. Bạn cần xem xét ưu – nhược điểm của từng phương pháp trước khi đưa ra quyết định.

  1. Hong phơi tự nhiên 

Phương pháp phơi sấy tự nhiên tận dụng nguồn nhiệt từ ánh nắng mặt trời để làm bay hơi nước trong gỗ. Đây là hình thức sấy thủ công và thô sơ nhất.

  • Ưu điểm:

Dễ dàng thực hiện, không tốn chi phí đầu tư máy móc và công nghệ.

Thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, thành phẩm có độ khô từ 15 – 20%.

  • Nhược điểm:

Thời gian sấy lâu, có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng tùy vào điều kiện thời tiết.

Tốn nhiều diện tích, quá trình thực hiện phụ thuộc vào kinh nghiệm sấy gỗ.

Bề mặt bên ngoài khô nhưng bên trong lại không rút ẩm, dễ xảy ra ẩm mốc, mối mọt.

Áp dụng: Phương pháp này thường được các cơ sở chế biến nhỏ và hộ gia đình sử dụng để giảm bớt độ ẩm trong gỗ trước khi đưa vào lò sấy gỗ.

2. Sấy hơi quá nhiệt 

Đây là phương pháp sấy gỗ trong môi trường nhiệt độ cao (hơn 100 độ C). Trong điều kiện này, nước trong gỗ sẽ chuyển hóa thành dạng khí rồi thoát ra ngoài đến khi gỗ đạt độ khô tiêu chuẩn.

  • Ưu điểm:

Chi phí đầu tư thấp, sấy được lượng lớn gỗ cùng lúc.

Khả năng gia nhiệt nhanh giúp tiết kiệm thời gian sấy.

Linh hoạt trong việc điều chỉnh nhiệt độ, hạn chế tình trạng gỗ cong vênh và nứt vỡ trong quá trình sấy.

  • Nhược điểm:

Tiêu thụ nhiều điện năng.

Quá trình thải khí và hơi có thể gây ô nhiễm môi trường.

Áp dụng: Phương pháp này thường được sử dụng để làm khô dòng gỗ có tỷ lệ xơ cao, nước nhiều và yêu cầu thành phẩm không quá khắt khe như cao su, gỗ sồi, xoan đào…

lò sấy gỗ

3. Sấy ngưng tụ ẩm 

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sử dụng luồng khí khô nóng để tách nước từ gỗ. Quy trình sấy gỗ tương đối đơn giản, nước sau khi ngưng tụ sẽ được đưa xuống khay chứa và thoát ra ngoài.

  • Ưu điểm:

Thao tác tự động hóa vì hệ thống sấy được lập trình sẵn.

Thiết kế nhỏ gọn, không cần ống dẫn khí như sấy nhiệt hay lò hơi giúp tiết kiệm diện tích đáng kể. Nó cũng phù hợp với nhiều không gian khác nhau.

Luồng không khí khô và nóng giúp đẩy nhanh quá trình sấy mà thành phẩm vẫn giữ được đặc trưng ban đầu, giảm thiểu tối đa sự biến dạng trong cấu trúc gỗ.

  • Nhược điểm:

Chi phí đầu tư cao, sử dụng nhiều điện năng hơn so với cách sấy nhiệt thông thường, sấy được ít nguyên liệu hơn.

Cấu tạo của máy sấy ngưng tự khá phức tạp nên quá trình lắp đặt, sửa chữa cũng không dễ dàng.

Áp dụng: Phương pháp này thường được sử dụng để sấy khô các loại gỗ dày và cứng, gỗ có giá trị cao cần được rút ẩm ở nhiệt độ thấp. Đây cũng là kỹ thuật sấy tương đối phổ biến ở các nhà máy chế biến gỗ.

4. Sấy cao tần 

Với phương pháp này, gỗ sẽ được sấy trong từ trường của dòng điện xoay chiều tần số cao. Khi đó các phần tử mang điện sẽ chuyển động ma sát để tạo ra nguồn nhiệt năng cực lớn làm khô gỗ.

  • Ưu điểm:

Nhiệt năng tạo ra từ ma sát của các phần tử điện rất lớn, giúp đẩy nhanh quá trình sấy gỗ và mang lại hiệu quả cao.

Ít tổn thất về nhiệt, dễ dàng cơ giới và tự động hóa dựa trên công nghệ sấy hiện đại.

Chất lượng thành phẩm đảm bảo. Gỗ sau khi sấy không chỉ giữ lại được những tính chất đặc trưng mà còn có độ khô đồng đều, tối ưu về độ ẩm.

  • Nhược điểm:

Chi phí đầu tư rất cao.

Quá trình vận hành tương đối phức tạp, yêu cầu cao về kỹ thuật.

Áp dụng: Phương pháp sấy cao tần hiệu quả với những loại gỗ có kích thước đa dạng. Đây là lựa chọn hàng đầu cho những xưởng sản xuất, doanh nghiệp lớn yêu cầu gỗ sấy chất lượng cao.

5. Sấy lạnh 

Làm khô gỗ bằng công nghệ sấy lạnh là bước tiến mới của ngành công nghiệp chế biến gỗ. Với phương pháp này, hơi nước sẽ được tách ẩm nhờ luồng khí khô trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn bình thường (khoảng 10 – 50 độ C).

  • Ưu điểm:

 Rút ngắn thời gian sấy từ 6 – 8 tiếng so với các phương pháp sấy gỗ thông thường, tiết kiệm điện năng vượt trội.

Gỗ sau sấy có độ khô đồng đều và ổn định, độ ẩm dưới 10% nhờ nguyên lý tách ẩm từ trong ra ngoài.

Bảo toàn gần như toàn bộ cấu trúc của gỗ, hạn chế tối đa hiện tượng nứt gãy hay biến dạng, đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng của gỗ.

Có thể sấy được mọi loại gỗ, từ gỗ cứng, gỗ xơ cho đến gỗ mềm.

  • Nhược điểm:

Chi phí đầu tư cao.

Nếu muốn sấy số lượng lớn, phải đầu tư thiết bị công suất và kích thước lớn.

Đến hiện tại E-Mart có kinh nghiệm 7 năm trong việc xây dựng, phát triển hệ thống vi sóng, chân không và kết hợp hệ chân không trong nhiều ứng dụng. Trong đó có triển khai công nghiệp hệ thống sấy gỗ với sự kết hợp, hợp tác từ NGA, ĐỨC, Ý, VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC. nghệ chân không hơi nước, chân không vi sóng, chân không IR, Chân Không Dầu được ứng dụng thành công trong hệ thống sấy gỗ với các công suất: 4m3; 10m3; 30m3. Tuỳ vào gỗ dày 50mm ; 100mm; 150mm ; 200mm ; 300mm mà có các điều chỉnh phù hợp. Thời gian sấy từ 3 – 6 ngày tuỳ thuộc vào độ ẩm ban đầu của gỗ ( 30-40%; 50 -60%) … Chất lượng sau sấy đạt độ ẩm 8-10% như mong muốn. Tỷ lệ nứt, cong vênh nằm trong 1.5-2% cho phép. HỆ THỐNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, CHI PHÍ VẬN HÀNH THẤP VÀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH THEO QUY TRÌNH CÀI ĐẶT, KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO KỸ THUẬT BỊ BỆNH NGÔI SAO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. E-Mart rất mong được kết nối và ủng hộ từ các doanh nghiệp để triển khai và ứng dụng rộng rãi.