Rate this post

Chế biến cà phê nhân sao cho hiệu quả

Chế biến cà phê nhân nhằm mục đích loại bỏ các lớp vỏ bao quanh hạt nhân cà phê và phơi sấy khô đến mức độ nhất định, làm cho cà phê nhân sống có một giá trị thương phẩm cao. Rồi sau đó tiếp tục các quá trình chế biến tinh khiết hơn như chế biến cà phê rang, cà phê bột thô, cà phê hoà tan … Hoặc các sản phẩm khác có phối chế như: cà phê sữa, các loại bánh kẹo cà phê …

Các phương pháp chế biến cà phê

Trong kỹ thuật chế biến cà phê nhân, có 2 phương pháp chính:

– Phương pháp chế biến ướt: gồm 2 giai đoạn chính:

* Giai đoạn xát tươi và phơi sấy loại bỏ các lớp vỏ thịt và các chất nhờn bên ngoài và phơi sấy khô dần đến mức độ qui định.

* Giai đoạn xát khô, đánh bóng để loại bỏ các lớp vỏ trấu và một phần vỏ lụa, tạo thành cà phê nhân.

– Phương pháp chế biến khô: chỉ có một giai đoạn chính là sau khi phơi cả quả cà phê đến mức độ nhất định dùng máy xát khô loại bỏ các lớp vỏ bao bọc nhân, không cần qua giai đoạn chế biến thành cà phê thóc.

 

say nong san

Từ những phân tích trên cho thấy:

+ Phương pháp chế biến cà phê khô tuy có ưu điểm là đơn giản, vốn đầu tư ít nhưng ngược lại phương pháp chế biến khô có nhiều nhược điểm như: phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết, chất lượng cà phê không cao, thời gian sản xuất dài…

+ Phương pháp chế biến cà phê ướt đòi hỏi đầu tư lớn hơn và dây chuyền công nghệ phức tạp hơn nhưng bù lại phương pháp chế biến ướt có thể bù đắp những nhược điểm mà phương pháp chế biến khô gặp phải như: không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, tiết kiệm chi phí nhân công, đặc tính kỹ thuật phù hợp với việc sản xuất cà phê chất lượng cao đồng thời rút ngắn được thời gian sản xuất…

Ảnh hưởng của quá trình chế biến đến chất lượng cà phê

Quá trình chế biến là quá trình chuyển cà phê tươi thành cà phê nhân sau khi loại bỏ toàn bộ vỏ quả, làm sạch nhớt, loại vỏ thóc và làm giảm hàm lượng nước trong nhân cà phê xuống còn khoảng 13%.

Cà phê được chế biến theo phương pháp khô có thể tận dụng năng lượng mặt trời để phơi. Sân phơi phải sạch, được lát gạch hoặc được xây bằng xi măng. Cà phê phơi quá dày, không cào đảo cũng dễ bị nấm mốc xâm nhiễm, khi phơi trên sàn đất thì khó tránh khỏi cà phê bị nhiễm mùi đất và bị nhiễm các loại vi sinh vật khác ảnh hưởng đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của cà phê.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH E-MART