Bạn biết về quy trình sấy gỗ hơi nước? và Có bao nhiêu giai đoạn sấy gỗ hơi nước? chưa . Nếu chưa visong.vn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích này nhé.

Quy trình sấy gỗ bằng hơi nước đảm bảo chất lượng

Với mỗi một loại gỗ, chúng sẽ có những đặc thù riêng và một chế độ sấy nhiệt khác nhau. Do vậy, trước khi quyết định chế độ sấy của lò, chúng ta cần nắm rõ tính chất của loại gỗ cần sấy để đảm bảo chất lượng gỗ được tốt nhất.

Thông thường quy trình sấy gỗ bằng hơi nước sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1 : Chuẩn bị

  • Chuẩn bị lò hơi:

Tiền hành kiểm tra lại các bộ phận như van hơi, van nước, xả nước, đồng hồ áp lực, quạt gió, bơm nước , bộ lọc tủ điều khiển … 

  • Chuẩn bị hầm sấy:

Người dùng cần kiểm tra tủ điện, lò sấy, quạt và các thiết bị quan trọng khác như: van cấp nhiệt, ống phun ẩm, hệ thống cửa xả, xả nước của hệ thống dẫn nhiệt, hút không khí.

  • Chuẩn bị thanh kê:

Chúng ta nên làm thanh kê có 2 tác dụng với tiết diện 2cm × 3cm × 0,5 – khoảng 3m. Khi sấy gỗ có độ dày < 3cm, 4cm thì đặt chiều 2cm nằm. Khi sấy gỗ có độ dày > 3 thì đặt chiều 3cm nằm.

  • Chuẩn bị gỗ sấy và xếp vào lò sấy:

Lựa chọn một loại gỗ và có kích thước bằng nhau. Sau đó, thực hiện xếp gỗ và lò và khi xếp gỗ đầy lò, phía trên cùng cần đặt vật nặng trải đều trên mặt gỗ sấy có trọng lượng khoảng 50kg/1m2 nhằm giúp giảm sự cong vênh của gỗ trong quá trình thoát ẩm.

Bước 2 : Giai đoạn sấy

  • Giai đoạn làm nóng:

Giai đoạn này có nhiệm vụ làm nóng dần gỗ để đưa nhiệt độ của các thanh gỗ trước khi sấy lên đến nhiệt độ sấy trong khoảng thời gian nhất định. 

  • Giai đoạn hấp gỗ:

Chỉ thực hiện đối với những loại gỗ khó sấy: gỗ tươi có chứa quá nhiều nước hoặc thanh gỗ có kích thước quá lớn. 

  • Sấy giai đoạn 1:

Duy trì lò sấy luôn giữ được nhiệt độ sấy ổn định, hãm lại không cho bề mặt các lớp gỗ khô quá nhanh bằng cách phun ẩm. 

  • Sấy cuối:

Trong quá trình sấy, cần gia tăng dần nhiệt độ sấy lên, đồng thời tiến hành mở dần các cửa thoát khí.

Bước 3 : Kết thúc và làm nguội 

Đối với các loại gỗ dễ sấy, mỏng chúng ta có thể bỏ qua bước xử lý cuối, còn với các loại gỗ khó sấy, có kích thước lớn, dày và gỗ có nhu cầu chất lượng cao hoặc gỗ sau khi sấy cần sử dụng ngay,… thì cần phải có giai đoạn xúc tiến xử lý cuối trước khi làm nguội gỗ sấy. Mục đích của công đoạn này là làm cân bằng ẩm độ và triệt tiêu ứng suất trong gỗ, giúp ổn định kích thước gỗ trong quá trình gia công.

Công đoạn gồm

  • Mở cửa thoát dẫn khí.
  • Tắt nhiệt hoàn toàn
  • Kết thúc quá trình sấy và đưa các thanh gỗ đã sấy ra khỏi lò.

Trên đây là các giai đoạn quan trọng để sấy gỗ hơi nước, hy vọng những thông tin trên đây của visong.vn sẽ giúp ích được bạn trong quá trình vận hành

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH E-MART