Hiện nay, nhu cầu sử dụng các loại gỗ phục vụ cho các ngành công nghiệp là rất lớn. Trước khi gỗ được sử dụng để chế tạo thành phẩm đưa vào sử dụng thì cần được sấy khô. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà người ta sấy gỗ dưới nhiều hình thức khác nhau như gỗ bóc, gỗ thanh, hay bột gỗ. Về nguồn nhiệt cung cấp cho hệ thống sấy cũng được cung cấp dưới nhiều dạng khác nhau như: dùng hơi nóng từ lò hơi, dùng khói từ lò đốt, dùng nhiệt của dầu truyền nhiệt. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về lò sấy gỗ, từ những thuật ngữ cơ bản nhất đến công nghệ, kỹ thuật và cả quy trình sấy của một hệ thống sấy gỗ trong công nghiệp.

Lò sấy gỗ là gì?

Lò sấy gỗ, hệ thống sấy gỗ là một dây chuyền chuyên dùng để sấy gỗ, bao gồm máy sấy, phụ kiện sấy và một số thiết bị khác. Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng hệ thống gỗ như một dây chuyền quan trọng, hỗ trợ đắc lực trong quá trình bảo quản lâm sản để phục vụ cho một số mục đích công nghiệp hoặc cung cấp cho những cơ sở khác

Các bộ phận chính trong hệ thống sấy gỗ

Lò sấy gỗ công nghiệp cần có đầy đủ các bộ phận với công nghệ sấy hiện đại

Cấu tạo lò sấy thông thường gồm các bộ phận chính là lò cung cấp nhiệt,  dàn trao đổi nhiệt, quạt đối lưu không khí và hộp thoát ẩm, trong đó:

  • Lò cung cấp nhiệt

Có thể là lò hơi, lò dầu truyền nhiệt hoặc lò đốt. Đây là bộ phận cung cấp nhiệt năng cho toàn bộ quá trình sấy xảy ra ở trong buồng/hầm. Chính vì phải chịu một nhiệt lượng và áp suất lớn nên yêu cầu về thiết kế của bộ phận này phải thật chắc chắn, an toàn.

Vật liệu làm nên lò cung cấp nhiệt phổ biến hiện nay là các tấm thép kỹ thuật dày được ghép lại với nhau.

  • Dàn trao đổi nhiệt

Bao gồm nhiều ống nhiệt được hàn lại với nhau thành một khối hoàn chỉnh. Các ống nhiệt này thường gắn thêm các lá nhôm mỏng để tăng hiệu quả truyền nhiệt cho lò sấy. Tương tự như lò cung cấp nhiệt, để dàn trao đổi nhiệt hoạt động bền bỉ trong thời gian dài, chất liệu tạo ra dàn nhiệt thường là các tấm thép không gỉ.

  • Quạt đối lưu không khí

Có vai trò lấy không khí từ môi trường, thổi qua dàn trao đổi nhiệt, đưa nguồn khí nóng vào hầm sấy để làm khô gỗ. Nhờ quạt đối lưu mà khí nóng được lưu thông, từ đó làm quá trình bay hơi ẩm trong gỗ nhanh hơn, rút ngắn thời gian sấy.

  • Hộp thoát ẩm

Sẽ hút nguồn hơi ẩm thoát ra từ nguyên liệu tươi và đồng thời xả ẩm ở trong lò sấy nếu lò bị ẩm ướt. Để hộp thoát ẩm làm việc hiệu quả, người ta còn tích hợp thêm một bộ phận cảm biến đo độ ẩm trong lò giúp quá trình hút và xả ẩm xảy ra thuận lợi, chính xác hơn.

Kỹ thuật sấy gỗ mới nhất năm 2023

Khởi động đúng quy trình

Kỹ thuật sấy gỗ mới nhất năm 2023 – Trình tự khởi động và vận hành lò sấy gỗ an toàn, khoa học và tránh sai sót diễn ra với các bước như sau: 

  • Bước 1: Đóng điện cấp điện vào tủ điều khiển
  • Bước 2: Khởi động các quạt cấp gió
  • Bước 3: Mở van cấp nhiệt vào các dàn trao đổi nhiệt
  • Bước 4: Kiểm tra nhiệt độ bằng đồng hồ đo nhiệt, luôn duy trì áp suất trong dàn trao đổi nhiệt theo yêu cầu của từng máy (thường là 1 bar) đồng thời điều chỉnh lò cung cấp nhiệt theo nhiệt độ cài sẵn trong hầm sấy.

Quan sát thường xuyên và điều chỉnh mức độ sấy ở các mốc độ thời gian cho phù hợp

Việc quan sát và điều chỉnh mức độ sấy nhằm đảm bảo chu trình hoạt động của lò trơn tru, đồng thời kiểm tra được độ khô của gỗ theo từng giai đoạn. Từ đó, sẽ giúp thành phẩm gỗ sau sấy có chất lượng đạt chuẩn, tránh xảy xảy ra hiện tượng nứt ẩm hoặc độ khô còn chưa đạt yêu cầu.

Các giai đoạn sấy khô gỗ bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Làm nóng: Giai đoạn này diễn ra trong 2 giờ, điều chỉnh độ ẩm để làm nóng dần gỗ ở mức 30-60 độ C.
  • Giai đoạn 2: Sấy đầu: Thời gian diễn ra tùy thuộc vào từng loại gỗ, độ ẩm và kích thước gỗ. Tiến hành đảo hướng gió đồng thời duy trì mức nhiệt ổn định như ban đầu.
  • Giai đoạn 3: Sấy giảm tốc: tăng dần nhiệt độ sấy và mở cửa thoát ẩm để làm khô gỗ
  • Giai đoạn cuối và làm nguội: Đẩy dần không khí ra khỏi buồng sấy và ngưng hẳn khi nhiệt độ xuống dưới 40 độ C. Lúc này độ ẩm của gỗ đạt 8-10% là phù hợp. 

Xem thêm: Có thể sấy thực phẩm tự nhiên được không?

Tại thời điểm này, bạn có thể cân nhắc mở cửa thoát khí để cân bằng độ ẩm cho gỗ và ổn định kích thước khi gia công. Mở cửa thoát khí nên được tiến hành ở giai đoạn sấy giảm tốc, điều này giúp môi trường sấy khô dần từ đó hỗ trợ quá trình làm khô của gỗ ở giai đoạn cuối, nhờ vậy mà độ ẩm trong gỗ được cân bằng ở mức phù hợp. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH E-MART