Lắp đặt một lò sấy gỗ, đặc biệt là một lò chuyên dùng sấy gỗ sử dụng công nghệ hơi nước đang là lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp gỗ tại Việt Nam và trên thế giới. Chúng ta cùng tìm hiểu về lò sấy gỗ trong bài viết sau đây nhé.

 Sấy khô gỗ bằng các lò sấy sử dụng công nghệ hơi nước là quá trình sấy khô hoạt động trên nguyên lý dùng nhiệt độ đốt nóng nước, rồi dùng chính nhiệt của hơi nước này để làm khô sản phẩm, ở đây là gỗ.

Việc sấy khô gỗ trước khi đưa vào sản xuất hoặc kinh doanh giúp tiệt trùng gỗ, tiêu diệt trứng mối, mọt có trong gỗ và giúp tuổi thọ của gỗ cao hơn, tạo ra các vật dụng bền, đẹp và giúp ích cho cuộc sống của con người.

 





Lò Sấy Gỗ


Lò Sấy Gỗ Công Nghệ Hơi Nước

Một lò sấy sử dụng hơi nước để sấy gỗ có thể hoạt động tự động hoặc bán tự động (có thao tác cần đến sự điều khiển của con người) tùy vào thiết kế của lò.

Cửa lò sấy thường có dạng bản lề. Các thanh gỗ sẽ được xếp vào các xe nâng, xe trượt và đẩy vào hầm lò bằng cách thanh ray chuyển động ngang. Bộ phận gia nhiệt (đốt nóng) cho các lò này thường là hơi nước – lò sấy gỗ hơi nước , nước nóng, gas, điện hoặc củi – lò sấy gỗ bằng củi. Ta có thể chia các loại lò hiện nay thành:

  • Lò sấy gỗ mini: hay còn gọi là lò sấy gỗ thủ công, phục vụ quy mô sấy nhỏ và vừa.





  • Lò sấy gỗ công nghiệp: phục vụ quy mô công nghiệp, lớn và hiện đại hơn.





Cấu Tạo Của Một Hệ Thống Sấy Gỗ Bằng Hơi Nước

Một hệ thống sấy gỗ sử dụng hơi nước bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Dưới đây là các bộ phận chung của một hệ thống sấy cơ bản. tùy vào khối lượng, cũng như kích thước của miếng gỗ cần sấy mà các lò sấy gỗ sẽ có thêm, hoặc bớt một vài chi tiết khác nhau.

Nhìn chung, một lò chuyên dụng cho sấy gỗ công nghiệp vận hành bằng hơi nước sẽ có các bộ phận như:


  1. Dàn nhiệt

Đây là bộ phận trao đổi nhiệt của lò sấy, thường bao gồm nhiều ống nhiệt được hàn lại với nhau thành một khối hoàn chỉnh. Các ống nhiệt này thường được gắn thêm nhiều lá nhôm mỏng (độ dẫn nhiệt rất cao) để tăng hiệu quả truyền nhiệt cho lò sấy. Vì đặc trưng của lò sấy gỗ là hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao – khiến các vật liệu bằng kim loại có xu hướng bị mài mòn nhanh chóng. Do đó, một dàn nhiệt tốt thường được làm bằng thép không rỉ để dàn nhiệt có thể hoạt động tốt trong một thời gian dài.

Hơi nước nóng bão hòa từ nồi hơi, khi đi qua dàn nhiệt này sẽ truyền một lượng nhiệt cực lớn vào không khí bên trong lò.


  1. Quạt đối lưu

Quạt đối lưu không khí này thường làm bằng nhôm, có sải cánh rộng và thường được lắp trên trần phụ của lò sấy. Mỗi lò sấy gỗ thường có từ 3 đến 5 quạt đối lưu tùy vào độ lớn của lò.

Nhiệm vụ của quạt đối lưu không khí là giúp rút nhanh độ ẩm có trong bề mặt gỗ cần sấy, giúp cả bề mặt gỗ dầy nhất cũng có thể khô nhanh trong một thời gian ngắn. Quạt đối lưu tác động lực vào không khí, giúp tạo gió nóng trong lò sấy, vận tốc của gió trong lò đạt mức từ 2 – 4m/s. Quạt sẽ đổi chiều cứ 5 giờ một lần, để đảm bảo 2 đầu gỗ đều được sấy khô đều.


  1. Động cơ

Là loại động cơ công suất 3-4kW/h, có dây quấn biến áp H, có cấp bảo vệ IPP5 thì mới có thể hoạt động tốt trong môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao. Bộ động cơ này phải được kiểm tra định kỳ để tra mỡ vào trục động cơ và phát hiện các trục trặc kịp thời vì đây là một trong những bộ phận quan trọng giúp điều khiển hoạt động của quạt đối lưu.


  1. Động cơ van

Dùng để đóng mỏ van phun ẩm, tự động ngắt nguồn điều khiển khi van đã mở hoàn toàn. Thông thường, khi sử dụng công nghệ hơi nước để sấy gỗ, miếng gỗ sẽ được luộc (phun ẩm) trước khi sấy.


  1. Hộp thoát ẩm

Hay còn gọi là cửa thoát ẩm, được lắp thành hàng phía trên nóc lò sấy và được nối với nhau bằng một trục. Hộp thoát ẩm này còn có một bộ điều khiển (gọi là sensor – giúp đo độ ẩm trong lò).

Khi không khí trong lò sấy quá ẩm, sensor đo độ ẩm sẽ điều khiển cho các hàng cửa thoát ẩm này mở ra, và phần có áp suất cao của quạt đối lưu không khí sẽ là nơi thoát ra các luồng không khí có độ ẩm cao, và phần áp suất thấp sẽ là lối vào của luồng không khí mới.


  1. Các bộ phận khác

Ngoài các bộ phận chính của lò sấy gỗ bằng hơi nước phía trên, một hệ thống sấy gỗ hoàn chỉnh còn có rất nhiều các bộ phận khác, mỗi bộ phận lại có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong hoạt động của lò.

Một số các bộ phận khác của hệ thống sấy gỗ bằng công nghệ hơi nước  có thể kể đến như: hệ thống van tách nước, trần phụ, động cơ ven –damper actuator và bộ điều khiển helios.


Ưu Điểm Của Lò Sấy Gỗ Hơi Nước

Một số ưu điểm của quy trình sấy gỗ bằng hơi nước có thể liệt kê ra như sau:

  • Sản phẩm gỗ cần sấy không tiếp xúc trực tiếp với chất đốt: do đó không ảnh hưởng đến chất lượng gỗ sau khi sấy.
  • Buồng sấy gỗ: tách biệt hẳn với lò đốt lấy nhiệt cho buồng sấy.
  • Có thể linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ: sao cho phù hợp với các loại gỗ khác nhau và các kích thước gỗ cần sấy.
  • Chất lượng gỗ sau khi sấy: rất cao mà chi phí dành cho công đoạn sấy lại thấp, do đó giảm được giá thành của mỗi sản phẩm sau khi ra lò, giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm được sấy bằng lò sấy hơi nước so với các sản phẩm gỗ được sấy bằng cách khác.
  • Giá lò sấy gỗ: rất đa dạng, phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.

Ngoài các phương pháp sấy truyền thống kể trên, các thiết bị và máy sấy sử dụng vi sóng là một tiến bộ khoa học mới.
Công nghệ sấy bằng vi sóng giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng xuống tới 30%, nâng cao hiệu quả sấy gấp 40 lần và giảm giá thành sản phẩm xuống thấp hơn so với quá trình truyền thống.
Các máy sấy, lò sấy vi sóng đang dần nhận được sự quan tâm và tin tưởng của người dùng vì thực sự mang lại hiệu quả trong sản xuất và chế biến công nghiệp.



Hệ Thống Sấy Gỗ Bằng Vi Sóng Của Công Ty E-Mart

Tìm hiểu thêm về loại máy sấy dùng trong công nghiệp và vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận tư vấn.

© E-Mart 2015-2017

Ngoài việc dùng để nấu ăn, lò sấy bằng vi sóng còn được sử dụng để sấy khô trong nhiều quy trình công nghiệp.

https://en.wikipedia.org/wiki/Microwave_oven