Sấy gỗ cưỡng bức là gì? Câu hỏi đặt ra đầu tiên là “Tại sao phải sấy gỗ cưỡng bức ?” Vai trò của công đoạn này là gì? Liệu có thể bỏ qua bước sấy gỗ này không? Cùng xem câu trả lời ngay sau đây nhé:
Tại sao phải sấy gỗ cưỡng bức?
Thứ nhất, gỗ sau khi được sấy gỗ cưỡng bức sẽ có kích thước ổn định dễ gia công hơn:
- Gỗ ở trạng thái tự nhiên chứa một lượng nước lớn bên trong những thớ gỗ.
- Nếu không được sấy sẽ không duy trì được kích thước chuẩn của nó.
- gây ảnh hưởng đến vấn đề gia công.
Lưu ý : Nước trong gỗ mất đi sẽ khiến cho kích thước gỗ hụt đi so với ban đầu.
Thứ hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng cũng như tuổi thọ sản phẩm nội thất gỗ:
- Gỗ đã qua sấy sẽ được cải thiện nhiều về mặt tính chất, gỗ sẽ tốt hơn.
- Gỗ sấy sẽ không bị sâu mục một cách dễ dàng.
- Bên cạnh đó tạo thuận tiện hơn trong việc đánh nhẵn và hoàn thiện sản phẩm.
- Chất lượng sau khi gia công được đảm bảo, chất lượng thành phẩm cũng tốt hơn.
- Từ đó kéo dài được tuổi thọ và cải thiện được hiệu quả sử dụng sản phẩm.
Thứ ba, giảm được trọng lượng của gỗ và giảm được chi phí vận chuyển:
- Nước trong gỗ tươi là tương đối lớn, sau quá trình sấy tiêu chuẩn.
- Lượng nước mất đi là khá nhiều làm giảm đáng kể được trọng lượng của tấm gỗ.
- Thành phẩm sau khi được hoàn thành cũng sẽ có trọng lượng nhỏ hơn.
- Thuận lợi cho quá trình vận chuyển sản phẩm.
Thứ tư, giảm thiểu tối đa xác suất bị nứt nẻ cong vênh, nấm mốc ở sản phẩm đồ gỗ:
- Các sản phẩm làm từ “gỗ tươi” chưa sấy.
- Sau một thời gian sử dụng lượng nước trong gỗ bay hơi còn dẫn đến hiện tượng cong vênh, nứt nẻ.
- Nấm mốc ở các thành phẩm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tính thẩm mĩ.
- Giá trị sử dụng của bộ sản phẩm, thậm chí là cả sức khoẻ người sử dụng các sản phẩm loại này.
Tóm lại được vai trò của quá trình sấy gỗ như sau: giúp tăng chất lượng gỗ, tăng độ bền cơ lý, tránh hiện tượng co rút nứt nẻ, giảm trọng lượng gỗ nên giảm chi phí vận chuyển và bảo quản,
Hạn chế sự phát sinh của nấm và côn trùng phá hoại gỗ, nâng cao tuổi thọ gỗ, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Có thể khẳng định chắc chắn rằng: “Sấy gỗ là một quá trình không thể bỏ qua”.
Do đó hiện nay trong công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ đã phát triển nhiều phương pháp sấy khác nhau; nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho các sản phẩm làm từ vật liệu này.
Trong bài viết này, Visong.vn sẽ giới thiệu đến bạn những phương pháp sấy phổ biến nhất; đã được ứng dụng trong chế biến gỗ hiện nay với mong muốn cung cấp thêm một chút thông tin hữu ích đến các bạn, cùng xem nhé.
Phương pháp sấy gỗ hiện nay
Các phương pháp sấy gỗ hiện nay:
- Phương pháp 1: Hong phơi tự nhiên
- Phương pháp 2: Sử dụng lò sấy cưỡng bức
- Phương pháp 3: Sử dụng lò sấy lạnh
Phương pháp 1: Sấy gỗ tự nhiên bằng hình thức hong phơi:
Sử dụng nhiệt lượng của ánh nằng mặt trời để sấy, là một phương pháp sấy cổ truyền đã được ứng dụng từ lâu.
Xem thêm : Ưu – Nhược điểm của tủ rã đông bạn đã biết chưa ?
Nguyên lý:
- Dùng nguồn năng lượng nhiệt mặt trời làm bay hơi nước trong gỗ.
- Có thể sấy đến độ ẩm 15%-20% tùy vào điều kiện thời tiết.
Áp dụng:
- Với các dòng gỗ cứng.
- Chất gỗ đanh và lượng nước trong cây ít như: gỗ gõ đỏ; gỗ căm xe; gỗ lim; gỗ giáng hương….
- Hoặc áp dụng làm quá trình tiền sấy – sấy trước.
- Loại bỏ một phần nước bên trong gỗ sau đó chuyển qua dùng những loại phương pháp sấy khác.
- Được gỗ có độ ẩm thấp hơn.
Ưu điểm của phương pháp hong phơi gỗ:
- Không yêu cầu đầu tư ban đầu với chi phí cao.
- Năng lượng tự nhiên không mất phí.
- Quá trình hong phơi gỗ có thể đưa độ ẩm của gỗ tươi xuống độ ẩm xấp xỉ bằng độ ẩm bão hòa của thớ gỗ (25-30%).
- Tiết kiệm đáng kể năng lượng cho quá trình sấy gỗ tiếp theo.
Nhược điểm của phương pháp hong phơi gỗ:
- Yêu cầu diện tích rộng để hong phơi.
- Quá trình phơi sấy chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết.
- Quá trình thoát ẩm chậm, thời gian sấy dài (vài tháng).
- Khó đưa gỗ về độ ẩm sử dụng sản xuất đồ mộc.
- Không thể điều chỉnh được nhiệt độ sấy có thể gây cong vênh, nứt vỡ không mong muốn.
Phương pháp 2: Sử dụng lò sấy cưỡng bức, phòng sấy nhiệt:
- Hiện nay vẫn đang dùng phổ biến hai loại lò sấy gỗ cưỡng bức.
- Đó là lò sấy dùng nhiệt trực tiếp từ nhiên liệu, lò sấy dùng hơi nước (nhiệt gián tiếp).
- Và đang phát triển mạnh loại lò sấy sử dụng năng lượng mặt trời.
Xem thêm : Giới thiệu địa chỉ nhận sấy gỗ thuê uy tín
Áp dụng:
- Những dòng gỗ có tỷ lệ xơ cao; lượng nước trong cây nhiều cần phải sấy.
- Thường thấy ở các dòng gỗ mềm như: gỗ sồi; tần bì; cao su; tràm bông vàng, gỗ óc chó, gỗ xoan đào…
- Khi sấy thì lượng nước bốc hơi cao, giúp gỗ có độ ẩm phù hợp.
- Điều này tạo tính ổn định cho gỗ khi đóng nội thất.
- Chống lại hiện tượng co ngót khi gặp thời tiết nắng nóng.
- Nhìn chung lò sấy nhiệt có những ưu nhược điểm cơ bản như sau:
Ưu điểm chung phương pháp lò sấy nhiệt:
- Không yêu cầu diện tích quá rộng, quá trình phơi sấy ít chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết.
- Thời gian sấy được rút ngắn, điều chỉnh và kiểm soát được độ ẩm của gỗ sử dụng sản xuất đồ mộc.
- Điều chỉnh được nhiệt độ sấy, hạn chế được cong vênh, nứt vỡ không mong muốn trong quá trình sấy.
- Mối mọt, sâu bị tiêu diệt trong quá trình sấy. Độ ổn định của gỗ cao hơn khi hong khô.
- Sản lượng của lò sấy gỗ mang tính ổn định, chất lượng tốt.
Nhược điểm chung phương pháp lò sấy nhiệt:
- Yêu cầu vốn đầu tư ban đầu cho việc thi công lò sấy.
- Phát sinh chi phí cho năng lượng sử dụng trong quá trình sấy.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Văn phòng: Số 81 Xuân Thới 22, Ấp Mỹ Huề 4, Xã Xuân Thới Đông , huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Trụ sở: 94/8/9 đường số 8, P. BHH, Q. Bình Tân, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0908.40.6869 – 0937.477.789
- Email: emart.salesmanager@gmail.com
- Website: visong.vn