Công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản thực sự có tiến bộ lớn và thu hút được sự quan tâm đầu tư của các DN trong và ngoài nước, góp phần đáng kể vào nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, tiêu thụ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Bộ NNPTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2021 đạt 22,58 tỉ USD, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chế biến và thị trường là hai yếu tố quan trọng liên hệ mật thiết có khả năng đẩy giá trị gia tăng của nông sản nếu được chú trọng đầu tư máy sấy hơi nước công nghiệp tiết kiệm thời gian sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện đại hóa khâu chế biến bằng máy sấy hơi nước công nghiệp để nâng cao giá trị nông sản
Việc chú trọng đầu tư chế biến sau thu hoạch, giá trị sản phẩm đã được nâng cao, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 5-7%/năm. Nhờ đó, kim ngạch XK nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm.
Tại Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17.7.2019, Chính phủ đã đặt mục tiêu “nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới; trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics nông sản toàn cầu”.
Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp đã dần tái cơ cấu theo hướng hiện đại hóa và chuyển đổi số. Công nghệ chế biến nông sản Việt Nam đã đạt mức độ trung bình của thế giới. Một số sản phẩm do áp dụng công nghệ chế biến hiện đại đã nâng tầm giá trị, mang tầm khu vực và thế giới, giá trị như: Chế biến hạt điều, cà phê, lúa gạo, thủy sản….
Hiện nay, cả nước đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản với trên 7.500 cơ sở quy mô lớn và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ. Tỉ lệ nông sản chế biến xuất khẩu chiếm tới 45% tổng kim ngạch XK nông sản; tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản đạt kết quả khả quan, như: Thủy sản đạt 6,6%/năm, rau quả đạt 15,1%/năm, điều nhân đạt 5%/năm, gạo đạt 8,9%/năm, cao su đạt 11,3%/năm, sản phẩm gỗ đạt 14,9%/năm…
Xem thêm: Độ ẩm của phương pháp sấy hơi nước ảnh hưởng thế nào đến sản phẩm sấy
Chế biến sau thu hoạch
Chế biến sau thu hoạch được xem là khâu then chốt làm gia tăng giá trị nông sản, giảm hao hụt và thất thoát; đồng thời giúp các doanh nghiệp chủ động thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị cho nông sản. Chính vì vậy, thời gian qua, nắm bắt xu thế thị trường, nhiều cơ sở sản xuất đã tăng cường đầu tư công nghệ chế biến, tạo sự phong phú cho các mặt hàng nông sản. Đồng thời, các cơ sở chế biến liên kết với các HTX, hộ nông dân mở rộng vùng trồng nguyên liệu có chất lượng đồng nhất và ổn định về sản lượng. Từ sản phẩm thô, qua khâu chế biến, giá trị của nông sản được tăng lên gấp nhiều lần.
Với những giá trị tolowsn về khâu sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm mà sấy nông sản bằng hơi nước mang lại có thể thấy đây là phương án hiệu quả cho chế biến nông sản hiện nay và trong tương lai. Liên hệ ngay visong.vn để có thể biết thêm những thông tin hữu ích cũng như cấu tạo các loại máy sấy nông sản công nghiệp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH E-MART
- Văn phòng:Số 81 Xuân Thới 22, Ấp Mỹ Huề 4, Xã Xuân Thới Đông , huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Trụ sở: 94/8/9 đường số 8, P. BHH, Q. Bình Tân, Hồ Chí Minh
- Hotline:0908.40.6869 – 0937.477.789
- Email:emart.salesmanager@gmail.com
- Website:visong.vn