Rate this post

Việc sấy khô gỗ sẽ giúp cải thiện tính chất gỗ, hạn chế tình trạng cong vênh khi tạo hình sản phẩm và loại bỏ mối, kiến… Tuy nhiên, để gỗ sau khi sấy đạt chất lượng tốt nhất thì lò sấy phải đúng chuẩn và công nghệ sấy phải phù hợp. Để quy trình sấy gỗ diễn ra thuận lợi thì người dùng cũng cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề như:

lò sấy gỗ

Sử dụng lò sấy gỗ đạt chuẩn phù hợp

Lò sấy gỗ công nghiệp cần có đầy đủ các bộ phận với công nghệ sấy hiện đại. Cấu tạo lò sấy thông thường gồm các bộ phận chính là lò cung cấp nhiệt, dàn trao đổi nhiệt, quạt đối lưu không khí và hộp thoát ẩm.

Ngoài các bộ phận chính như trên, lò sấy gỗ còn có thêm các bộ phận như hệ thống van tách, trần phụ, động cơ ven, bộ phận điều khiển cùng tham gia vào chu trình làm khô gỗ. Nhờ đó mà hoạt động của thiết bị được trơn tru và hiệu quả hơn.

Lưu ý trong quá trình sấy

Bên cạnh việc lựa chọn đúng thiết bị sấy đạt chuẩn, để chắc chắn quy trình sấy diễn ra thuận lợi và tránh những sai sót không cần thiết, cần đặc biệt chú ý những yếu tố sau:
  • Kiểm tra kỹ lò để đảm bảo an toàn
Đây là bước bắt buộc và đặc biệt quan trọng trong quy trình sấy gỗ nhằm kiểm tra buồng sấy gỗ và những bộ phận khác của máy. Để khắc phục kịp thời nếu phát hiện các vấn đề xảy ra gây ảnh hưởng đến quá trình sấy hoặc thiếu an toàn lao động.
  • Thông thường người ta sẽ kiểm tra kỹ thuật của lò bao gồm: Xem xét vệ sinh hầm sấy, sắp xếp gỗ đúng kỹ thuật vào hầm sấy, kiểm tra lại tình trạng của các thiết bị sấy trong hệ thống sấy như lò cung cấp nhiệt, đường ống, quạt gió.
  • Khởi động đúng quy trình
Trình tự khởi động và vận hành lò sấy gỗ an toàn, khoa học và tránh sai sót diễn ra với các bước như sau:
– Bước 1: Đóng điện cấp điện vào tủ điều khiển
– Bước 2: Khởi động các quạt cấp gió
– Bước 3: Mở van cấp nhiệt vào các dàn trao đổi nhiệt
– Bước 4: Kiểm tra nhiệt độ bằng đồng hồ đo nhiệt, luôn duy trì áp suất trong dàn trao đổi nhiệt theo yêu cầu của từng máy (thường là 1 bar) đồng thời điều chỉnh lò cung cấp nhiệt theo nhiệt độ cài sẵn trong hầm sấy.
  • Quan sát thường xuyên và điều chỉnh mức độ sấy ở các mốc độ thời gian cho phù hợp
Việc quan sát và điều chỉnh mức độ sấy nhằm đảm bảo chu trình hoạt động của lò trơn tru, đồng thời kiểm tra được độ khô của gỗ theo từng giai đoạn. Từ đó, sẽ giúp thành phẩm gỗ sau sấy có chất lượng đạt chuẩn, tránh xảy xảy ra hiện tượng nứt ẩm hoặc độ khô còn chưa đạt yêu cầu.
lò sấy gỗ

Các giai đoạn sấy khô gỗ bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Làm nóng, giai đoạn này diễn ra trong 2 giờ, điều chỉnh độ ẩm để làm nóng dần gỗ ở mức 30-60 độ C.
  • Giai đoạn 2: Sấy đầu, thời gian diễn ra tùy thuộc vào từng loại gỗ, độ ẩm và kích thước gỗ. Tiến hành đảo hướng gió đồng thời duy trì mức nhiệt ổn định như ban đầu.
  • Giai đoạn 3: Sấy giảm tốc, tăng dần nhiệt độ sấy và mở cửa thoát ẩm để làm khô gỗ
  • Giai đoạn cuối và làm nguội: Đẩy dần không khí ra khỏi buồng sấy và ngưng hẳn khi nhiệt độ xuống dưới 40 độ C. Lúc này độ ẩm của gỗ đạt 8-10% là phù hợp.
Tại thời điểm này, bạn có thể cân nhắc mở cửa thoát khí để cân bằng độ ẩm cho gỗ và ổn định kích thước khi gia công. Mở cửa thoát khí nên được tiến hành ở giai đoạn sấy giảm tốc, điều này giúp môi trường sấy khô dần từ đó hỗ trợ quá trình làm khô của gỗ ở giai đoạn cuối, nhờ vậy mà độ ẩm trong gỗ được cân bằng ở mức phù hợp.